Những “Frankenstein” từng được đề cập trong y văn thế giới

Vài nét về Frankensteins

Theo Bách khoa thư mở (VWO), Frankenstein hay còn gọi là Prometheus hiện đại, được biết đến với cái tên chung là Frankenstein, tiểu thuyết giả tưởng của nữ nhà văn người Anh Mary Shelley đầu thế kỷ 19. Truyện liên quan tới Victor Frankenstein, nhà khoa học cố gắng tìm cách tạo ra sự sống giống người từ vật chất, nhưng to lớn và khoẻ mạnh hơn bình thường. Nó cũng là cảnh báo chống lại sự phát triển công nghiệp của con người hiện đại, tiểu thuyết khoa học giả tưởng đầu tiên, tập trung về vấn đề như Chúa Jessus có thể tạo sự sống từ vật chất.

Victor Frankenstein rất đam mê nghiên cứu khoa học, tự làm các thí nghiệm riêng với mục đích tạo ra sự sống. Ông làm việc ngày đêm, chỉ ăn khi rất đói và cuối cùng cũng được trả công xứng đáng. Ban đầu, Frankenstein mua nguyên liệu về để tạo ra một con người từ những bộ phận xác chết. Sau khi làm xong, ông ngồi đợi thành quả nhưng xác vẫn như vô hồn. Do quá mệt mỏi nên Frankenstein đi ngủ, chẳng bao lâu sau con người mà ông tạo ra bắt đầu xuất hiện sự sống, đến gặp ông nhưng bị ông lẩn trốn như tránh một quái vật kinh hoàng. Sau đó Frankenstein bị bệnh rất nặng và nhờ Elizabeth Lavenza chăm sóc tận tình, ông hồi phục và đính hôn. Tưởng rằng quái vật sẽ không bao giờ trở lại nhưng một ngày kia Frankenstein nghe tin em trai mình bị chết trong vườn, sau đó ông tìm đến để xem sự thể hóa ra ông lại gặp thứ mà mình tạo ra và gây án mạng, từ đây ông gọi nó là quái vật.

Gặp lại người “sinh thành”, quái vật nói: “Tôi là thứ ông tạo ra, và giống như bao đứa trẻ khác tôi mong có tình thương của cha mẹ nhưng mọi thứ đã bị tước đoạt và bị người đời hắt hủi, liệu ông có hiểu được cảm giác cô đơn và tuyệt vọng của tôi lúc này không?”. Cuối cùng, quái vật ra điều kiện cho Frankenstein là tạo ra một người phụ nữ giống hắn và hứa sẽ không bao giờ xuất hiện giữa loài người nữa, nếu không nó sẽ làm cho Frankenstein phải khổ theo. Suy nghĩ nát óc, cuối cùng sợ để lại hậu quả kinh hoàng hơn Frankenstein đã bỏ dở dự án và hủy nó đi. Để trả thù, vào ngày cưới của ông, quái vật tìm đến giết vợ ông và tất cả khách mời, sau đó cha ông cũng chết vì buồn sầu. Từ đó, Frankenstein cố tìm bằng được tên quái vật để giết nó. Cuối cùng Frankenstein dừng lại ở bắc cực, ông lúc này đã già yếu và sắp chết. Tên quái vật tìm đến với ý định nói lời xin lỗi nhưng khi đến, Frankenstein đã qua đời. Cuối cùng quái vật cũng bỏ đi biến sâu vào sâu Bắc Cực, từ đó không ai còn nhìn thấy quái vật nữa.

Những “Frankenstein” từng được đề cập trong y văn thế giới

Điểm mặt những Frankenstein được y văn thế giới nhắc đến

Abu Musa Jabir ibn Hayyan (721-815):

Abu Musa Jabir ibn Hayyan còn có tên khác là Geber, nhà bác học, hóa học và giả kim, nhà thiên văn học và chiêm tinh học, kỹ sư, nhà địa lý học, triết học, vật lý, dược sĩ và bác sĩ nổi tiếng. Sinh ra và lớn lên tại Tus, sau đó ông đã di chuyển đến Kufa (I-rắc), đôi khi ông được coi là cha đẻ của hóa học thời kỳ đầu. Geber là người đặt nền móng cho bảng tuần hoàn và giới thiệu các thiết bị cơ bản (như phản ứng và hồi quy), các quá trình (như kết tinh và chưng cất), và thuật ngữ (chẳng hạn như kiềm) mà ngày nay chúng ta vẫn còn sử dụng.

Nhiều cộng sự của Geber lại gọi ông bằng cái tên takwin (người tạo ra cuộc sống tổng hợp trong phòng thí nghiệm), bởi ông tuyên bố có thể tạo ra một sinh vật nhỏ dạng như người lùn trong phòng thí nghiệm. Ý tưởng hay niềm tin phổ biến có từ thời Trung cổ về cuộc sống nhân tạo, và Jabir ibn Hayyan là người tiên phong biến ý tưởng này thành hiện thực. Để tạo được cuộc sống hay một takwin, Geber đã phải kết hợp máu, tinh dịch, và nhiều bộ phận khác nhau trong một chiếc bình thủy tinh hình dạng giống như sinh vật mong muốn. Cho đến nay chưa có bằng chứng rõ ràng liệu Geber đã tạo được sinh vật takwin hay không nhưng qua những gì lưu lại trong sách Book of Stones cho thấy Geber đã nhấn mạnh vào chủ nghĩa thực nghiệm, và đã tạo được cuộc sống tổng hợp trong phòng thí nghiệm.

Johann Dippel (1673 - 1734):

Johann Dippel, sinh ra trong lâu đài Frankenstein, Darmstadt, miền Nam nước Đức. Thời thơ ấu ông bị ảnh hưởng bởi tôn giáo vì cha ông là mục sư. Tuy nhiên, đến năm lên 9, ông bắt đầu bày tỏ những nghi ngờ của mình về Giáo hội, và đến năm 14 tuổi, ông bị cáo buộc có mối liên quan với với ma quỷ.

Mặc dù Johann Dippel nghiên cứu thần học, nhưng ông lại nghi ngờ về Giáo hội và liên tục thay đổi nghề nghiệp. Cuối cùng chuyển hẳn sang nghiên cứu khoa học và giả kim thuật. Ông đã từng thực hiện đề tài chuyển đổi kim loại cơ bản thành vàng, và chưng cất các bộ phận động vật thành dầu thuốc. Đáng chú ý nhất là dầu động vật màu đen có mùi hôi được chế từ da, máu, ngà voi và quảng cáo là thuốc. Theo Johann Dippel, loại dầu này có tác dụng giúp con người trường sinh bất lão. Tất cả nguyên liệu sẽ được nấu trong một chiếc thùng to, cùng với nước sôi, ninh nhừ. Không dừng lại ở đó, Dippel còn tiến hành thí nghiệm hoán đổi linh hồn của người này sang người kia bằng những công cụ vô cùng đặc biệt, đó là chiếc phễu và loại dầu trường sinh do chính ông phát minh ra.

Dầu động vật của Dippel không hiểu đã giúp ai trường sinh bất lãop hay không nhưng bản thân Dippel lại chết sớm mặc dù ông tuyên đoán bản thân có thể sống tới 135 tuổi.

Andrew Ure (1778-1857):

Andrew Ure (1778-1857), giáo sư hóa học kiêm bác sĩ y khoa người Glasgow, Scotland, ông nổi tiếng là một Frankenstein với nhiều thành tựu đáng nể. Đặc biệt là 4 thí nghiệm trên xác chết của thợ dệt Matthew Clydesdale, phạm nhân đầu tiên treo cổ công khai trong thành phố về tội giết người. Sau đó xác của Mathew được bàn giao để phục vụ cho công việc nghiên cứu giải phẫu. Andrew Ure đã được chỉ định để giải phẫu tử thi vào ngày 4/11/1818. Ban đầu, ông mổ tử thi bằng việc rạch một đường ở gáy và cắt đi một phần đốt sống của thi thể. Sau đó, ông muốn thử nghiệm với dòng điện nên hai dây dẫn điện được nối vào cổ, đùi và gót chân của xác chết, hành động này đã tạo ra những cơn co giật không thể kiểm soát.

Ure cho rằng, máu của Mathew đã không bị đông lại và cổ của anh ta không bị gãy khi bị treo cổ nên có thể làm cho xác của Mathew sống lại được. Khi dây dẫn điện được nối với mặt Mathew, bỗng nhiên, gương mặt của xác chết xuất hiện cảm xúc tức giận, sợ hãi, tuyệt vọng và nụ cười méo mó như thể bắt đầu “thở”. Những hiện tượng này khiến những người có mặt ngạc nhiên tột độ, khiến họ tin rằng, xác chết đang sống lại. Ở khâu cuối cùng, khi Mathew bị dẫn nguồn điện vào ngón tay đã được rạch, xác chết lập tức giơ tay lên chỉ về hướng những người đang theo dõi cuộc giải phẫu. Điều này đã khiến mọi người sợ hãi thực sự vì sợ rằng, xác chết này sẽ đe dọa tính mạng họ nhưng rốt cuộc, dòng điện mới chính là nguyên nhân khiến xác chết “động đậy” chứ bản thân xác chết không thể hồi sinh.

Ngày nay, các thí nghiệm của Ure có vẻ như phù phiếm, nhưng nhờ phát minh này mà sau đó ông đã phát minh ra máy khử rung tim vẫn được sử dụng trên khắp thế giới nhằm hỗ trợ bệnh nhân ngưing tim có thể hồi sinh trở lại. Trên cơ sở các thí nghiệm của mình, Andrew Ure đã tuyên bố, thay vì kích thích trực tiếp, hai núm đồng dấp nước kết nối với pin, được đặt trên da tại vị trí dây thần kinh và cơ hoành có thể phục hồi cuộc sống cho người chết lâm sàng.

Sergei Bryukhonenko (1890-1960)

Sergei Bryukhonenko, người Nga, Frankenstein tiên phong, cha đẻ thiết bị tim-phổi và người đầu tiên áp dụng nó trong thí nghiệm. Ông đã chứng minh được rằng, các bộ phận trong cơ thể có thể bảo quản trong trạng thái sống và thực sự hoạt động ngay cả sau đưa ra khỏi cơ thể. Ông đã có thể làm điều này bằng cách lưu thông máu oxy, cũng như không khí khi cần thiết, để giữ cho phổi “thở”, tim đập, và thậm chí có thể khiến não tyrowr lại trạng thái bán nhận thức. Ví dụ, Bryukhonenko gắn đầu của một con chó bị cắt rời vào máy bơm tự động autojektor, nó vẫn phản ứng với những kích thích bên ngoài giống như khi đang sống, như chớp mắt mắt, liếm môi khi đưa axit xitric vào hoặc đưa âm thanh lớn vào sát tai.

Các cơ quan cắt rời nối lại theo cách này chỉ ngừng hoạt động khi máu trong autojektor đông kết tới hơn 100 phút. Khi tin đồn về Bryukhonenko có khả năng “hồi sinh người chết” lan sang Mỹ, Bryukhonenko đã trở nên nổi tiếng. Bryukhonenko tiếp tục thử nghiệm ý tưởng này trên người, đó là một người đàn ông quyên sinh tự treo cổ và qua đời 3 giờ trước đó nhưng kết quả không hoàn toàn như mong đợi. Bryukhonenko đã kết nối tĩnh mạch và một động mạch vào máy autojektor và chờ đợi cho máu tái sinh oxy. Trong vòng vài giờ, ông và các các sự đã phát hiện ra một nhịp tim đập nhưng sau đó lại phát ra một âm thanh kiểu như súc miệng đáng sợ phát ra từ cổ họng và mắt mở nhìn chằm chằm vào các bác sĩ phẫu thuật, làm nhiều người sợ hãi buộc phải ngưng hoạt động autojektor và để cho xác chết yên nghỉ.

Theo các nhân chứng, đây là những thí nghiệm tuy giật gân nhưng lại có tầm quan trọng thiết thực đối với phẫu thuật và cấy ghép. Là cơ sở cho sự phát triển của một phương pháp tưới máu bình thường, trở thành một trong những phương pháp chính và sinh lý nhất của bảo tồn cơ quan. Ngoài ra, những thí nghiệm này đã trở thành một nguyên mẫu của phương pháp tưới máu vùng được sử dụng trong thực hành lâm sàng và mở đường cho việc ra đời các thiết bị tim-phổi, và ra đời tim nhân tạo sau này.

DS. TRANG NHUNG

(Theo Toptenz- 8/2018)